Tiếng Việt English 华语  
   
 
GIỚI THIỆU TIN TỨC CỔ ĐÔNG SẢN PHẨM PHÂN PHỐI THƯ VIỆN
BẢN TIN TÔN NAM KIM
THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG NƯỚC
THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI
BẢN TIN HUU LIEN GROUP
THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG NƯỚC  
Doanh nghiệp xuất khẩu lao đao vì USD mất giá  

Sau nhiều tháng tăng lãi suất để cạnh tranh nhau huy động ngoại tệ, nay nhiều ngân hàng lại rục rịch đua nhau tìm cách cắt giảm lãi suất tiền gửi USD vào dịp cuối năm. Điều này, dự báo USD sẽ còn trượt dốc mạnh so với VND.Thua lỗ hơn 1 tỉ đồng chỉ trong một tháng và khả năng bị kiện ra tòa vì không có hàng để giao theo như hợp đồng là thực tế mà công ty cung cấp vật liệu xây dựng T. đang đối mặt.

Tổng giám đốc công ty này cho biết: "Tháng 11, công ty đã ký hợp đồng bán thép cho một doanh nghiệp (DN) Italy và sẽ chính thức giao hàng vào tháng 12/2007. Khi ký hợp đồng giá thép là 10.600 đồng/kg (theo giá nhà máy chưa thuế GTGT), tỉ giá USD là 16.045 VNĐ/USD với số lượng hơn 500.000 tấn.

Tính đến thời điểm này, giá thép tăng vọt lên 12.300 đồng/kg (theo giá thị trường chưa thuế GTGT) đồng thời giá USD cũng giảm xuống còn 15.987 VNĐ/USD (4/1/2008)".

Không có thép để giao cho khách hàng, thêm chuyện giá thép tăng chóng mặt, USD đang có hiện tượng rơi tự do nên bây giờ công ty chỉ biết "trùm mền" và tính lỗ từng ngày, vị giám đốc trên bức xúc nói.

Trước nay, USD thường được chọn làm đồng tiền lưu thông chính trong việc thanh toán, nên khi tỉ giá của euro, GBP, JPY dù đang tăng mạnh so với USD (năm 2007, euro tăng 12% so với USD), song các DN vẫn khốn khó vì không hề sử dụng dòng ngoại tệ nào khác ngoài USD.

Đây cũng là nỗi lo chung của tất cả DN khi kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu bởi giá cả nguyên vật liệu trong nước liên tục leo thang, trong khi đó USD thu về thì giảm mạnh.

Theo Công ty TMCP Nam Việt (Navifico), nếu trước đây cùng một đơn hàng xuất khẩu công ty thu về được 4 tỉ đồng (1 USD = 16.450 VNĐ) thì hiện nay chỉ có thể mang về gần 3 tỉ đồng (1 USD= 15.987 VNĐ).

Tình trạng này sẽ còn tệ hơn vì dự kiến năm 2008 biên độ có thể tăng lên 1%, cộng với tác động từ nền kinh tế Mỹ, USD sẽ còn tiếp tục giảm. Như vậy, nếu các DN xuất khẩu không đa dạng hóa việc thanh toán ngoại tệ thì chính họ là những người chịu thiệt đơn thiệt kép trong các đơn hàng.

Các nội dung khác
1. Nổ ở lò luyện thép, 7 công nhân bị thương
2. Thị trường thép trong nước tuần cuối tháng 12
3. Mỏ sắt Thạch Khê sẽ đi vào hoạt động với công suất 10 triệu tấn/năm
4. NHẬT VÀ ĐÀI LOAN HỢP TÁC XÂY NHÀ MÁY THÉP TẠI VIỆT NAM
5. 3 NGÂN HÀNG TÀI TRỢ 750 TỶ ĐỒNG CHO DỰ ÁN THÉP
6. GIÁ ẢO VÀ XU HƯỚNG TĂNG TẤT YẾU CỦA GIÁ THÉP DẪN ĐẾN ĐẦU CƠ
7. ĐẦU CƠ THÉP TĂNG MẠNH
8. THÉP PHẾ LIỆU TRONG NƯỚC MỚI ĐÁP ỨNG GẦN 30% NHU CẦU
9. LẦN ĐẦU TIÊN VIỆT NAM SẢN XUẤT ĐƯỢC THÉP TẤM CÁN NÓNG
10. HOA SEN SÁT NHẬP THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
 
TÀI KHOẢN TUYỂN DỤNG SƠ ĐỒ WEBSITE LIÊN HỆ FAQ